Tái hiện Lễ hội ăn cốm lúa mới của người Bana Kriêm

(VNBĐ – Bình Định mến yêu). Chiều ngày 15.6, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp cùng Sở Du lịch và UBND huyện Vĩnh Thạnh tổ chức tái hiện lại Lễ hội ăn cốm lúa mới của người Bana Kriêm tại làng Kon Blo (K8), xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.

Theo tập tục truyền thống, Lễ hội ăn cốm lúa mới của người Bana được tổ chức sau mùa gặt hái, thường bắt đầu từ tháng 12 năm cũ đến hết tháng Ba dương lịch của năm mới. Lễ hội mang ý nghĩa tạ ơn trời đất, thần lúa, ông bà tổ tiên đã cho một mùa lúa bội thu và cầu mong một mùa mới lúa thóc đầy nhà; đánh giá lại kết quả một năm lao động; dịp để mọi người dân trong làng gặp gỡ, chia vui, chúc nhau sức khỏe và cùng hướng đến một năm làm ăn no ấm, sung túc hơn. Đây còn được gọi là mùa “ăn năm uống tháng”, mùa sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mùa giao lưu văn hóa, đồng thời cũng là dịp để các chàng trai, cô gái tìm bạn đời.

Lễ hội ăn cốm lúa mới được tái hiện với 03 phân đoạn chính: Các thiếu nữ lên rẫy ngắt bông lúa mới và mang lúa về làng; cảnh vui giã cốm (Peh mok); phần lễ cúng và vui hội. Hoạt động này nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Bana Kriêm, đồng thời hướng đến xây dựng sản phẩm phát triển du lịch tại địa phương.

Tái hiện lại cảnh các thiếu nữ lên rẫy ngắt bông lúa mới. Ảnh: V.P
Các thiếu nữ Bana Kriêm tái hiện động tác làm sạch lúa khi mang về nhà. Ảnh: V.P
Hoạt cảnh giã cốm của đồng bào Bana Kriêm. Ảnh: V.P
Nghi thức cúng lúa mới của già làng. Ảnh: V.P
Bà con làng Kon Blo mang rượu ghè đến chung vui cùng lễ hội. Ảnh: V.P
Các điệu múa xoang và cồng chiêng được các nghệ nhân làng Kon Blo trình diễn tại lễ hội. Ảnh: V.P

P.V

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cá chép hóa rồng

Bức ảnh “Cá chép hóa rồng” này được nhiếp ảnh gia Nguyễn Minh Quang chụp vào cuối năm 2022 tại cửa biển An Dũ, nơi cuối nguồn sông Lại Giang hướng ra biển…

Theo dấu di sản

Theo anh Lâm Trường Định – Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh, qua các chuyến điền dã, những tài liệu thu thập được tiến hành lập bản sao và số hóa để lưu trữ…

Mũi Vi Rồng, ngọc quý làng chài Tân Phụng

Mũi Vi Rồng hiện ra trước mắt chúng tôi, trông nó như một con rồng ngoan ngoãn đặt hai chân xuống mặt nước, phần đầu với từng bờm đá cao thấp vươn lên trên, chất đá vàng xen đỏ…