Nghe ru

(VNBĐ – Thơ).

Nhìn xem ngón ngắn ngón dài
Ru trăng chú Cuội ngày mai sẽ về
Ru cho con rắn nhớ quê
Đừng thè lè lưỡi trườn về tổ đêm
Tổ đêm ngón cứng ngón mềm
Da mồi ghẻ lạnh khê chiêm thối mùa

Muỗi ru con dấm về chua
Đã quăn cải bắp mái chùa khô rêu
Dế ru theo kiểu dế yêu
Mớ ba mớ bảy sáo diều ru mây
Cái tôm ru ngủ thuyền chài
Nghe ru mơ thấy ai ai cũng Người.

LÂM HUY NHUẬN

(Văn nghệ Bình Định số 104 tháng 12.2021)

LTS: An Nhơn, Bình Định là vùng đất chất chứa nhiều truyền thống văn hóa, lịch sử. Nơi đây đã vun dưỡng nên nhiều thi tài cho đất nước. Từ những tên tuổi trong Bàn Thành tứ hữu, cho đến Trường thơ Loạn, hay anh em nhà Phạm Văn Ký, Phạm Hổ, rồi đến các nhà thơ đương đại, tất cả đều dõi về quê hương trên từng con chữ và để lại cho đời những trang thơ xao động lòng người. Kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã (2011-2021) và 190 năm danh xưng An Nhơn (1932- 2022), VNBĐ xin giới thiệu chùm thơ của một số nhà thơ quê An Nhơn, Bình Định, hiện đang sống trong cả nước.

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nơi yên nghỉ cuối cùng

Màn đêm dần buông xuống, hai bên vệ đường không còn một bóng người. Khải cứ đi lang thang trong vô định, tìm kiếm một cái gì đó mà mình đã đánh mất rất lâu…

Giọt lệ nàng An Nhiên

An Nhiên là tiểu thư trong một hào môn dưới triều Chúa Nguyễn Phúc Thuần. Nàng giỏi cầm, kì, thi, họa, nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn…

Làng dừa bên bờ sóng

Làng tôi nhìn về hướng biển Đông xanh thẳm. Làng như con thuyền bập bềnh bên triền sóng, là lá chắn cho dãy phố sầm uất của thôn Tân Thành, Tam Quan, Hoài Nhơn xưa…