Học nông dân

(VNBĐ – Thơ).

Tôi song hành cùng nông dân qua bao vụ mùa được mất
Đã từng thấy nhiều nước mắt
Và một ít nụ cười
Trên những gương mặt thật thà như hạt thóc vàng tươi

Tôi đã cùng cây lúa đi qua bao mùa mưa
Gié lúa chín chưa kịp gặt đã bị lũ vùi trong bùn đất
Nhiều vụ mùa nhìn cây lúa héo hon đứng trên nền ruộng
khô khốc
Nông dân đi thăm đồng miệng nhẩm khấn trời mưa

Hũ gạo, túi tiền của những con người chân quê
Vơi hay đầy lệ thuộc vào buồn vui của trời đất
Sung túc, nghèo nàn chao đảo theo sự đỏng đảnh
của thời tiết
Mà vẫn an vui sáng bán mặt cho đất
chiều bán lưng cho trời

Tôi học được ở nông dân đức tính cần cù
Học tỉnh táo khi đối diện với nhiều bi kịch
Học đứng dậy sau mỗi lần bị ngã quật
Thua vụ này ta kỳ vọng vụ mùa sau

Tôi học cách chai lì khi chịu đớn đau
Của một nông dân đã nhiều lần chết đi sống lại
Với giấc mơ lay ơn giữa vùng đất khô cháy
Để có ngày hân hoan tận hưởng những sắc màu

Gần gũi nhiều để nhận ra nhau
Nông dân và người thơ đôi khi có cùng tầng lãng mạn
Luôn muốn vượt qua chính mình, đặt ước mơ lên đôi cánh
Đôi chân lấm bùn hướng đến những trời xa.

VŨ ĐÌNH THUNG

(Văn nghệ Bình Định số 104 tháng 12.2021)

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tháp cổ đổ bóng

Người canh tháp mơ ngủ, ú ớ gọi tên ai đó. Ông Tám thở dài. Đang thanh niên khỏe mạnh, tương lai rạng ngời, sau một đêm bỗng thành ngớ ngẩn. Người làng đồn nó bị đức vua và hoàng hậu quở trách…

Nhà thơ Đoàn Văn Mật

Nhà thơ Đoàn Văn Mật sinh năm 1980, quê ở Nam Định. Anh đã xuất bản 04 tập thơ: Giữa hai chiều thời gian; Bóng người trước mặt; Sóng trầm biển dựng và Ngoài mây trời đầy trống vắng…

Quy Nhơn ngày tập kết và ngày trở về

Đã 70 năm từ ngày chúng tôi lên đường “tập kết” và 50 năm ngày trở về giành lại quê hương, biển Quy Nhơn vẫn vậy, hiền hòa, trong trẻo và thân thiện như vòng tay, ôm cả cuộc đời này…

Thơ dự thi của Trương Công Tưởng

Bao giờ em về lại dòng sông
Cánh buồm ngày xưa giờ không còn nữa
Cha nằm lại ngọn đồi bên những thân cây đã ngã
Những vết cắt từng ứa trào nhựa đỏ
Giờ lên những chồi non