Gửi em

(VNBĐ – Thơ).

Có phải không em
mùa đông năm xưa?
Khi cơn gió heo may tràn qua khung cửa sổ
Khi đông vừa sang trên con đường cuối phố
Em ngẩn ngơ nhìn theo bóng một người đi?

Anh đâu biết rằng sau buổi chia ly
Câu hát tiễn nhau còn vọng hoài nơi cố quận
Em vẫn xiêm y, vẫn má đào son phấn
Vẫn rực rỡ hoàng cung khắp chốn hý trường

Ngần ấy năm rồi, ta làm khách ly hương
Đau đáu nỗi niềm đợi một ngày hạnh ngộ
Để lại gặp em ngày xưa đầu phố nhỏ
Em hát ta đàn câu Xuân Lụy hợp tan

Ngần ấy năm rồi em có còn đối gương
Còn có chạnh lòng “con hát…” nhiều dâu bể
Đời vẫn thế, em ơi vẫn thế
Có sao đâu, làm đẹp cho đời

“Trời chẳng cho nhàn…” nên em đến nơi đây
“tìm chút rảnh …” thả hồn theo mây gió
Cuộc thế xưa nay, đâu là chân là giả
Xin đừng vội cười trong giả chẳng là chân(*)

Anh sẽ trở về với khao khát ngày xuân
Ôn lại cùng nhau những điều đang cất giữ
Nắn nót thanh âm cho tròn lời Xuân Nữ
Họa lại khúc Nam Bình, Phú Lục…
Gọi mùa vui!

(*) Mượn ý thơ Đào Tấn:
“Thiên bất dự nhàn, thả hướng mang trung tầm tiểu hạ
Sự đô như hý, hà tu giả xứ tiếu phi chân”.

CAO TRỌNG QUẾ

(Văn nghệ Bình Định số Xuân Nhâm Dần 2022)

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tháp cổ đổ bóng

Người canh tháp mơ ngủ, ú ớ gọi tên ai đó. Ông Tám thở dài. Đang thanh niên khỏe mạnh, tương lai rạng ngời, sau một đêm bỗng thành ngớ ngẩn. Người làng đồn nó bị đức vua và hoàng hậu quở trách…

Nhà thơ Đoàn Văn Mật

Nhà thơ Đoàn Văn Mật sinh năm 1980, quê ở Nam Định. Anh đã xuất bản 04 tập thơ: Giữa hai chiều thời gian; Bóng người trước mặt; Sóng trầm biển dựng và Ngoài mây trời đầy trống vắng…

Quy Nhơn ngày tập kết và ngày trở về

Đã 70 năm từ ngày chúng tôi lên đường “tập kết” và 50 năm ngày trở về giành lại quê hương, biển Quy Nhơn vẫn vậy, hiền hòa, trong trẻo và thân thiện như vòng tay, ôm cả cuộc đời này…

Thơ dự thi của Trương Công Tưởng

Bao giờ em về lại dòng sông
Cánh buồm ngày xưa giờ không còn nữa
Cha nằm lại ngọn đồi bên những thân cây đã ngã
Những vết cắt từng ứa trào nhựa đỏ
Giờ lên những chồi non