Bảo tàng của cha  

(VNBĐ – Thơ). Tháng Tám ùa về trong kí ức của cha
“Bảo tàng” nhỏ ông mân mê từng kỷ vật
Những huân, huy chương ngời lên đỏ rực
Đôi dép vẹt mòn, chiếc gậy vượt dặm dài…

thuở Điện Biên, Trường Sơn

Có gì đâu! Góc nhà nhỏ giản đơn
Với cha đó là gia tài hạnh phúc
Cả một đời hiến dâng vì Tổ quốc

Mai này dành lại cháu con

Cờ búa liềm cha thề với nước non
Áo trấn thủ, mũ tai bèo còn đó
Lấp lánh những hợp thành trên ve áo cha một thuở
Dòng nhật kí dẫu nhuốm màu nhưng thắp lửa

mãi trong con

Tấm áo mẹ đan thuở ấy vẫn còn
Chiếc khăn nhỏ tặng cha ngày lên đường
thay lời hò hẹn
Ba lô cũ sờn vẫn căng đầy hoài niệm
Chồng thư cha gửi ngày nào có chỗ đẫm nhòa,

mẹ nhung nhớ gửi vào đêm

Đồng đội người còn, người mất vẫn vẹn nguyên
Những tấm ảnh vượt thời gian mãi bên nhau
nâng niu tri kỷ
Bảo tàng nhỏ của cha đời đời trân quý

Màu hoa đỏ mãi diệu kỳ, dung dị đến linh thiêng.

DUY HOÀN

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tháp cổ đổ bóng

Người canh tháp mơ ngủ, ú ớ gọi tên ai đó. Ông Tám thở dài. Đang thanh niên khỏe mạnh, tương lai rạng ngời, sau một đêm bỗng thành ngớ ngẩn. Người làng đồn nó bị đức vua và hoàng hậu quở trách…

Nhà thơ Đoàn Văn Mật

Nhà thơ Đoàn Văn Mật sinh năm 1980, quê ở Nam Định. Anh đã xuất bản 04 tập thơ: Giữa hai chiều thời gian; Bóng người trước mặt; Sóng trầm biển dựng và Ngoài mây trời đầy trống vắng…

Quy Nhơn ngày tập kết và ngày trở về

Đã 70 năm từ ngày chúng tôi lên đường “tập kết” và 50 năm ngày trở về giành lại quê hương, biển Quy Nhơn vẫn vậy, hiền hòa, trong trẻo và thân thiện như vòng tay, ôm cả cuộc đời này…

Thơ dự thi của Trương Công Tưởng

Bao giờ em về lại dòng sông
Cánh buồm ngày xưa giờ không còn nữa
Cha nằm lại ngọn đồi bên những thân cây đã ngã
Những vết cắt từng ứa trào nhựa đỏ
Giờ lên những chồi non