Tưởng niệm 117 năm ngày mất danh nhân văn hóa Đào Tấn

(VNBĐ – Thời sự). Sáng 18.8, nhằm Rằm tháng Bảy âm lịch, UBND huyện Tuy Phước tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 117 năm ngày mất danh nhân văn hóa Đào Tấn (1907 – 2024) tại Đền thờ ông ở thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã dâng hương, ôn lại thân thế và sự nghiệp của danh nhân văn hóa Đào Tấn. Dịp này, UBND huyện Tuy Phước cũng đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để tưởng nhớ Hậu tổ Tuồng Đào Tấn. Theo đó, sáng 18.8 diễn ra hội thi vẽ mặt nạ hát Bội với sự tham gia của 40 học sinh Trường THCS Phước Lộc và Trường THCS thị trấn Tuy Phước. Chiều cùng ngày, diễn ra Liên hoan “Trích đoạn Tuồng Đào Tấn” năm 2024 với sự tham gia của 4 đoàn nghệ thuật hát Bội không chuyên: Phước An, Nhơn Hưng, Sông Kôn và Trần Quang Diệu. Thứ tự các đoàn sẽ trình diễn các trích đoạn kinh điển do Đào Tấn sáng tác, nhuận sắc, như: Địch Thanh ly thợn (vở Ngũ Hổ bình Tây); Lan Anh lạc đẻ (vở Hộ sanh đàn); Đào Phi Phụng tái hiệp Liễu Nguyệt Tiêm (vở Đào Phi Phụng); Lão Tạ sai Cơ (vở Ngọn lửa Hồng Sơn).

Các em học sinh tham gia hội thi vẽ mặt nạ hát Bội tại Đền thờ danh nhân văn hóa Đào Tấn. Ảnh: P.N

Đào Tấn (1845 – 1907) tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô Giang, Mộng Mai, biệt hiệu Tiểu Linh Phong Mai Tăng, là một nhà yêu nước, nhà soạn Tuồng lỗi lạc với những kiệt tác như: Hộ sanh đàn, Cổ Thành, Diễn võ đình, Trầm Hương các… Đặc biệt, ông đã để lại cho hậu thế một di sản nghệ thuật đồ sộ với hơn 1.000 bài thơ, từ, 40 vở tuồng kinh điển và tập sách lý luận sân khấu mang tên Hý trường tùy bút cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật khác.

PHI NGUYỄN

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chống hoạt động IUU bao giờ kết thúc?

Sau bảy năm bị áp thẻ vàng (2017 – 2024) và qua bốn đợt thanh tra của EC, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thay đổi và đã có sự chuyển biến tích cực: ban hành Luật Thủy sản và các văn bản…