Phát hiện 102 hiện vật đá như: bệ thờ, bia ký, phù điêu… từ phế tích Đại Hữu

(VNBĐ – Đời sống văn nghệ). Sáng 14.7, tại TP. Quy Nhơn, Sở VH&TT Bình Định phối hợp cùng Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật phế tích Đại Hữu.

TS Phạm Văn Triệu, Phó trưởng phòng Khảo cổ lịch sử, Viện Khảo cổ học Việt Nam báo cáo sơ bộ kết quả khai quật phế tích Đại Hữu. Ảnh: P.V

Phế tích Đại Hữu (thuộc thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) được khai quật từ tháng 5 – 6.2023. Cuộc khai quật đã làm xuất lộ một phần tường tháp phía Bắc, phía Nam, nền móng phía Đông tháp và hố thiêng trong lòng tháp. Bên cạnh đó, cuộc khai quật đã phát hiện 102 hiện vật đá như: bệ thờ, bia ký, phù điêu trang trí hình người, động vật, phù điêu trang trí hình cánh sen, chày nghiền; nhiều hiện vật chất liệu đất nung như: gạch, chóp tháp góc, gốm trang trí điểm góc, đồ gốm gia dụng; một số hiện vật kim loại như: tiền đồng, đục sắt…

Tại buổi báo cáo, Ban tổ chức đã trưng bày một số hiện vật từ cuộc khai quật. Các chuyên gia khảo cổ học, nhà nghiên cứu, ngành chức năng đã kiến nghị một số giải pháp về khoanh vùng bảo vệ, có hướng nghiên cứu cụ thể nhằm làm rõ kiến trúc, niên đại và những giá trị lịch sử, văn hóa, từ đó góp phần đánh giá đúng giá trị của phế tích Đại Hữu, làm sáng tỏ thêm những đóng góp của vùng đất này trong tiến trình lịch sử của vương quốc Champa.

P.V

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Thơ ngày tháng cũ” của Trần Xuân Toàn

Trần Xuân Toàn không chuyên chú với thơ. Nhưng chính sự am tường, đồng cảm là ngọn nguồn cảm xúc của anh với thơ, dù rời rạc nhưng nó bắt kịp sự đồng điệu giữa tâm hồn…