Lễ hội cầu ngư Nhơn Hải

(VNBĐ – Cuộc sống qua ảnh). Lễ hội cầu ngư của ngư dân xã Nhơn Hải (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) diễn ra từ ngày 11 đến 14 tháng Hai (Âm lịch) hàng năm. Lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian thờ cúng cá voi mà ngư dân tôn kính gọi cá Ông (thần Nam Hải). Đây là dịp để cư dân làng biển bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn cá Ông; cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đánh bắt bội thu; đồng thời lưu giữ, trao truyền vốn văn hóa truyền thống của cha ông…

Lễ hội diễn ra vào chiều ngày 11 với lễ rước thần Nam Hải về lăng (Nghinh thần nhập điện) tại bãi biển Đông Nam trung tâm xã. Sau khi thần Nam Hải nhập điện, sẽ có nghi thức múa gươm và hát bả trạo hầu thần. Lễ tế thần Nam Hải diễn ra vào giữa đêm với nghi thức múa gươm hầu truyền thống; tế và đọc văn sớ mời chư thần dự lễ. Sau đó là lễ khởi ca, hát thứ lễ cho đến sáng. Ngày hôm sau sẽ diễn ra các hoạt động ra quân đánh bắt thủy sản, thể dục thể thao, trò chơi dân gian… Trong thời gian diễn ra lễ hội, vào buổi tối sẽ có Hát bội phục vụ bà con ngư dân.

Lăng Ông Nam Hải ở Nhơn Hải hiện đang lưu giữ khoảng 80 bộ cốt cá Ông. Nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư Nhơn Hải ngoài các nghi lễ tế, rước thần còn có phần biểu diễn bả trạo và gươm hầu. Nghệ thuật trình diễn, diễn xướng dân gian này mang nội dung mô tả hoạt động đánh bắt trên biển, chống chọi với bão dông, ca ngợi công đức của thần Nam Hải… do chính các nghệ nhân, diễn viên tại địa phương diễn xướng, biểu diễn.

Nghi thức cúng rước thần Nam Hải. Ảnh: SƠN PHẠM
Lễ rước thần Nam Hải về lăng (Nghinh thần nhập điện) tại bãi biển Đông Nam trung tâm xã. Ảnh: SƠN PHẠM
Rước thần Nam Hải nhập lăng. Ảnh: SƠN PHẠM
Sáu vị cao niên đội tấm vải đỏ tượng trưng cho chiếc cầu rước thần Nam Hải từ biển nhập lăng. Ảnh: SƠN PHẠM
Múa gươm hầu thần tại lễ Nghinh thần nhập điện. Ảnh: SƠN PHẠM
Hát bả trạo tại lễ Nghinh thần, mô tả công việc đánh bắt thủy sản,
ca ngợi công đức thần Nam Hải… Ảnh: SƠN PHẠM
Đội gươm hầu 34 người do chấp sự dẫn đầu ra mắt, chuẩn bị cho lễ múa gươm hầu vào giữa đêm. Ảnh: SƠN PHẠM
Múa gươm hầu thần tại lễ tế thần Nam Hải (giữa đêm). Ảnh: SƠN PHẠM
Nghi lễ tế thần Nam Hải. Ảnh: SƠN PHẠM
Lễ tế thần Nam Hải và đọc sớ văn mời chư thần. Ảnh: SƠN PHẠM
Sau lễ tế thần là lễ khởi ca, hát thứ lễ. Đêm đầu tiên, Nhà hát Tuồng
Đào Tấn diễn vở “Cổ Thành” hầu thần và phục vụ nhân dân. Ảnh: SƠN PHẠM

SƠN PHẠM (thực hiện)

(Văn nghệ Bình Định số 109 tháng 5.2022)

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cá chép hóa rồng

Bức ảnh “Cá chép hóa rồng” này được nhiếp ảnh gia Nguyễn Minh Quang chụp vào cuối năm 2022 tại cửa biển An Dũ, nơi cuối nguồn sông Lại Giang hướng ra biển…

Mũi Vi Rồng, ngọc quý làng chài Tân Phụng

Mũi Vi Rồng hiện ra trước mắt chúng tôi, trông nó như một con rồng ngoan ngoãn đặt hai chân xuống mặt nước, phần đầu với từng bờm đá cao thấp vươn lên trên, chất đá vàng xen đỏ…

Dòng sông, làng quê và phố thị

Nói đến An Nhơn ai cũng nghĩ ngay đó là đất vua, đất lúa, đất nghề, đất võ, đất văn… nhưng nơi đây còn là mảnh đất của những dòng sông…