Giao lưu biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm

(VNBĐ – Đời sống văn nghệ). Tối 06.7, tại di tích Tháp Đôi (TP Quy Nhơn), Sở Văn hóa & Thể thao Bình Định tổ chức chương trình Giao lưu biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Ninh Thuận.

Chương trình do Sở Văn hóa & Thể thao Bình Định mời đoàn Văn hóa dân gian Chăm của tỉnh Ninh Thuận giao lưu, biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm. Đêm khai mạc, chương trình phục vụ khán giả 10 tiết mục múa, hát, biểu diễn nhạc cụ truyền thống độc đáo của dân tộc Chăm (đoàn Văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận – 09 tiết mục; các nghệ nhân Chăm H’roi của Bình Định – 01 tiết mục).

Một tiết mục hòa tấu nhạc cụ Chăm do đoàn Văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận biểu diễn. Ảnh: P.V

Sau đêm khai mạc, từ ngày 07 – 10.7.2023, tại Tháp Đôi (ngày 07,09 và 10.7) và Tháp Bánh Ít (ngày 08.7), đoàn Văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận tiếp tục biểu diễn nghệ thuật với 09 tiết mục chính: 01 tiết mục hòa tấu nhạc cụ Chăm (trống Ghinăng, kèn Saranai, trống Paranưng); 05 tiết mục múa Chăm; 03 tiết mục đơn ca dân ca Chăm. Ngoài ra, còn có phần trình diễn nghệ thuật làm gốm, dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm. Không dàn dựng sân khấu, chương trình tạo một không gian gần gũi, hài hòa, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc Chăm.

Một tiết mục kết hợp cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống và múa dân gian do các nghệ nhân Chăm H’roi ở Bình Định biểu diễn. Ảnh: P.V

Chương trình Giao lưu, biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm hướng đến bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật dân gian Chăm; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích; quảng bá di tích đến Nhân dân và du khách trong và ngoài nước, thu hút du khách tham quan, góp phần phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

P.V

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Chạm thu” của nhà thơ Mai Hữu Phước

Thơ Mai Hữu Phước nhẹ nhàng, hàm chứa những cảm xúc tinh khôi, trong sáng. Mạch thơ truyền thống được ông dụng công “làm mới” bằng sự tinh tế của ngôn ngữ và cảm xúc…