Giao lưu “Tìm hiểu nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định”

(VNBĐ – Đời sống văn nghệ). Giao lưu “Tìm hiểu nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định” do Chi hội Sân khấu (Hội VHNT Bình Định) và Tổ bộ môn Ngữ văn (Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn) phối hợp chức, diễn ra vào sáng 31.3, tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Bình Định).

Tham gia buổi giao lưu, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn An Pha – Nguyên Chủ tịch Hội VHNT Bình Định giới thiệu những nét đặc trưng cũng như tiến trình hình thành, phát triển của Bài chòi dân gian Bình Định. Tại đây, các em học sinh còn được xem các nghệ nhân là những hạt nhân tiêu biểu của Bài chòi dân gian Bình Định hiện nay biểu diễn hô hát, đặc biệt trình diễn lại trích đoạn Bài chòi lớp Cao Quân Bảo phá bảng chiêu phu (do nghệ nhân Hoàng Việt và Kiều My thể hiện).

Chương trình mang đến nhiều trải nghiệm cho các em học sinh, giúp các em hiểu hơn về loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, góp phần phục vụ chương trình Giáo dục địa phương và lan tỏa nghệ thuật sân khấu truyền thống trong nhà trường.

Các em học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn chụp ảnh lưu niệm cùng các nghệ nhân, nghệ sĩ tại Chương trình. Ảnh: P.V

Theo NSND Hòa Bình – Nguyên Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định, Chi hội trưởng Chi hội Sân khấu, Chương trình giao lưu nằm trong kế hoạch hoạt động của Chi hội Sân khấu năm 2024, nhằm đưa nghệ thuật sân khấu lan tỏa vào môi trường học đường. Cũng tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, vào tháng 3.2023, Chi hội Sân khấu cũng đã phối hợp với Tổ bộ môn Ngữ văn của Trường tổ chức thành công buổi giao lưu “Tìm hiểu nghệ thuật hát Bội Bình Định”.

P.V

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thơ dự thi của Duyên An

Về ngồi dưới cây một chiều xanh ướt vai
trăm năm chảy trong thớ vỏ
thơm hoa đại trắng
uống dạt dào mạch nước Côn giang. 

“Thơ ngày tháng cũ” của Trần Xuân Toàn

Trần Xuân Toàn không chuyên chú với thơ. Nhưng chính sự am tường, đồng cảm là ngọn nguồn cảm xúc của anh với thơ, dù rời rạc nhưng nó bắt kịp sự đồng điệu giữa tâm hồn…