Sắc màu văn hóa các dân tộc miền Trung

(VNBĐ – Tiêu điểm). Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV do Bộ VH-TT&DL phối hợp UBND tỉnh Bình Định tổ chức, diễn ra từ ngày 08 – 10.9.2023 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trong khuôn khổ Ngày hội, phần thi văn hóa với các nội dung: Liên hoan văn nghệ, trình diễn trang phục truyền thống; giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương, trưng bày và chế biến ẩm thực… đã thể hiện những nét đặc sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc miền Trung.

Phát biểu khai mạc tại Ngày hội, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: “Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV sẽ tạo ra một không gian văn hóa ý nghĩa, để các cơ quan quản lý văn hóa, các nghệ sĩ, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc thiểu số… gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Để Nhân dân và du khách có cơ hội hiểu rõ hơn về những đặc trưng văn hóa vùng núi cao, vùng núi thấp, vùng ven biển mang hơi thở cuộc sống gắn với núi rừng, sông suối, biển cả, cùng các tập quán canh tác mùa vụ của đồng bào các dân tộc miền Trung qua các hoạt động dân ca, dân vũ, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống, khám phá ẩm thực, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật được trình diễn công phu, được đắm mình vào không gian lễ hội gắn với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc qua phần thể hiện hết sức khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân trong các nghi lễ truyền thống…”.

Văn nghệ Bình Định giới thiệu một số hình ảnh tại lễ hội.

Lễ hội Chá Mùn của người Thái đen – Thanh Hóa. Ảnh: Sơn Phạm
Liên khúc Ngày hội – Phần liên hoan văn nghệ của đoàn Bình Định. Ảnh: Sơn Phạm
Ngày hội Ka Tê – Phần liên hoan văn nghệ của đoàn Bình Thuận. Ảnh: Sơn Phạm
Trình diễn bộ trang phục truyền thống dân tộc Bana, Hrê, Chăm Hroi Bình Định. Ảnh: Sơn Phạm

 

Đặc sắc văn hóa ẩm thực của đồng bào Thái đen – Thanh Hóa. Ảnh: Sơn Phạm
Các thiếu nữ Cơ Tu (Quảng Nam) trong trang phục truyền thống được cách tân dùng trong lễ cưới. Ảnh: Sơn Phạm
Trình diễn tái hiện lễ mừng cốm lúa mới của đồng bào Bana Kriêm, Vĩnh Thạnh. Ảnh: Ngọc Nhuận
Trình diễn tái hiện Lễ hội Poai – lễ mừng sức khỏe – của đồng bào Bana, Phú Yên. Ảnh: Ngọc Nhuận

P.V

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cho xanh nguồn cội…

Mỗi người một cách, một phong thái riêng, nhưng họ đều chung một niềm đắm đuối với văn học nghệ thuật, văn hóa Bình Định, để lại dấu ấn sâu đậm qua từng trang viết…

Ấm tình quân dân

Ban CHQS An Lão luôn chú trọng công tác dân vận, phát huy truyền thống đoàn kết gắn bó máu thịt quân – dân và thực hiện lời Bác dạy “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”…

Đô thị mới dưới chân Núi Bà

Nhiều người ví Núi Bà là mái nhà xanh của quân giải phóng trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Dãy núi có 66 ngọn, là nơi hoạt động của nhiều huyện ủy, thị ủy ở tỉnh ta.

Nơi lưu dấu hồn thiêng

Núi Bà – không chỉ là một danh thắng, một căn cứ cách mạng, mà còn là một phần của lịch sử, của văn hóa, của lòng tự hào xứ sở.