Thơ dự thi của Trương Công Tưởng
Bao giờ em về lại dòng sông
Cánh buồm ngày xưa giờ không còn nữa
Cha nằm lại ngọn đồi bên những thân cây đã ngã
Những vết cắt từng ứa trào nhựa đỏ
Giờ lên những chồi non
Bao giờ em về lại dòng sông
Cánh buồm ngày xưa giờ không còn nữa
Cha nằm lại ngọn đồi bên những thân cây đã ngã
Những vết cắt từng ứa trào nhựa đỏ
Giờ lên những chồi non
Tháng Chạp mỗi năm
Tôi về thăm quê cũ
Tảo mộ họ hàng, chăm mộ cha
Lòng rưng rưng trước cảnh sắc quê nhà
Đất Vijaya,
Người đã đi qua từng phế tích,
nhìn lớp sóng sau xô lớp trước
trên đầm Thị Nại chiều nay muốn nói với em một vài điều
mà lòng tôi sao hoang vắng vô cùng…
Trôi về đây
Những ước vọng chắp vá dọc triền sông bồi lở
Gió hiền hòa nơi đầu ghềnh cuối bãi
Mây che cây rừng trên núi An Lão, Kim Sơn
Mầm cây quê tôi thừa nắng, khát mưa
và bốn mùa bỏng rát
chạm đâu cũng khắc nghiệt
ngồi đâu cũng khô cằn
Nhớ kiếm anh hùng còn vương nợ
Dải cờ đào phất giữa chốn ba quân
Vun trăm hoa lạ hồng trần
Mà quên quả ngọt tựa nơi thân mình.
Tôi thường xuống xe ở cầu Bà Di, nơi rẽ nhánh sông chảy sau nhà
thượng nguồn sông Côn bầy cá bơi về làm ổ rặng cừa mượt tóc
qua khúc quanh này là làng tôi
Cổ tự chạm bóng Côn giang
ngói âm dương ấp lời kinh kệ
sen nâu giấu di nguyện bùn non trên cánh
thăm thẳm ngọn nguồn
Có nhìn về quê hương
Giữa sương mù thành đô có thấy
Hàng bông giấy run rẩy trước gió biển Đề Gi
Hay bọt nước sông Côn đổ thác
Tôi chạm vào ngọn cỏ
gặp lại tuổi thơ trên cánh chuồn chuồn
nhớ buổi trưa hè tung tăng tắm sông mùa cạn
rượt đuổi nhau mặt trời lặn mới về
Khi tiếng sóng vỡ òa như lời ru của mẹ
gió quấn quanh thân thể như tấm chăn hoang dại
bồng bềnh giữa những giấc mơ mặn chát
tôi nhìn thấy cha – ngọn hải đăng
đứng cô độc giữa cơn bão trắng
Nửa thế kỷ ngồi bên bếp lửa
khói bay lên phác họa hình hài
quê hương như nắm cơm trong tay run rẩy
ôm cả cánh đồng
Tôi lần theo tiếng trống.
Người nghệ sĩ già ngồi bên sân khấu,
Bàn tay nhăn nheo vuốt lại từng chiếc mặt nạ.
“Tuồng là Bình Định, Bình Định là Tuồng”
Nhớ tiếng chim khắc khoải chờ cánh đồng mùa gặt
Mẹ hằng đêm cầu nguyện một cơn mưa
Hoa trang rực rỡ rừng xuân dậy
Hoa cúc vàng mơ. Anh nhớ em.
Bao giờ em về lại dòng sông
Cánh buồm ngày xưa giờ không còn nữa
Cha nằm lại ngọn đồi bên những thân cây đã ngã
Những vết cắt từng ứa trào nhựa đỏ
Giờ lên những chồi non
Tháng Chạp mỗi năm
Tôi về thăm quê cũ
Tảo mộ họ hàng, chăm mộ cha
Lòng rưng rưng trước cảnh sắc quê nhà
Đất Vijaya,
Người đã đi qua từng phế tích,
nhìn lớp sóng sau xô lớp trước
trên đầm Thị Nại chiều nay muốn nói với em một vài điều
mà lòng tôi sao hoang vắng vô cùng…
Trôi về đây
Những ước vọng chắp vá dọc triền sông bồi lở
Gió hiền hòa nơi đầu ghềnh cuối bãi
Mây che cây rừng trên núi An Lão, Kim Sơn
Mầm cây quê tôi thừa nắng, khát mưa
và bốn mùa bỏng rát
chạm đâu cũng khắc nghiệt
ngồi đâu cũng khô cằn
Nhớ kiếm anh hùng còn vương nợ
Dải cờ đào phất giữa chốn ba quân
Vun trăm hoa lạ hồng trần
Mà quên quả ngọt tựa nơi thân mình.
Tôi thường xuống xe ở cầu Bà Di, nơi rẽ nhánh sông chảy sau nhà
thượng nguồn sông Côn bầy cá bơi về làm ổ rặng cừa mượt tóc
qua khúc quanh này là làng tôi
Cổ tự chạm bóng Côn giang
ngói âm dương ấp lời kinh kệ
sen nâu giấu di nguyện bùn non trên cánh
thăm thẳm ngọn nguồn
Có nhìn về quê hương
Giữa sương mù thành đô có thấy
Hàng bông giấy run rẩy trước gió biển Đề Gi
Hay bọt nước sông Côn đổ thác
Tôi chạm vào ngọn cỏ
gặp lại tuổi thơ trên cánh chuồn chuồn
nhớ buổi trưa hè tung tăng tắm sông mùa cạn
rượt đuổi nhau mặt trời lặn mới về
Khi tiếng sóng vỡ òa như lời ru của mẹ
gió quấn quanh thân thể như tấm chăn hoang dại
bồng bềnh giữa những giấc mơ mặn chát
tôi nhìn thấy cha – ngọn hải đăng
đứng cô độc giữa cơn bão trắng
Nửa thế kỷ ngồi bên bếp lửa
khói bay lên phác họa hình hài
quê hương như nắm cơm trong tay run rẩy
ôm cả cánh đồng
Tôi lần theo tiếng trống.
Người nghệ sĩ già ngồi bên sân khấu,
Bàn tay nhăn nheo vuốt lại từng chiếc mặt nạ.
“Tuồng là Bình Định, Bình Định là Tuồng”
Nhớ tiếng chim khắc khoải chờ cánh đồng mùa gặt
Mẹ hằng đêm cầu nguyện một cơn mưa
Hoa trang rực rỡ rừng xuân dậy
Hoa cúc vàng mơ. Anh nhớ em.
TẠP CHÍ VĂN NGHỆ BÌNH ĐỊNH ĐIỆN TỬ
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BÌNH ĐỊNH
Tổng biên tập: Trần Quang Khanh
Giấy phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử số 17/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 13.01.2023
Tòa soạn: 103 Phan Bội Châu, thành phố Quy Nhơn – Bình Định
Điện thoại:02563.822167 – 02563.822187
Email: vannghebinhdinhdientu@gmail.com
Bản quyền thuộc về tạp chí Văn nghệ Bình Định