Triển khai Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Bình Định

(VNBĐ – Thời sự). Sáng 10.6, tại TP. Quy Nhơn, Sở VH&TT đã tổ chức Hội nghị triển khai Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Hội nghị đã thông qua Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; danh mục phân cấp quản lý di tích; dự thảo Hướng dẫn thành lập ban, tổ quản lý di tích ở các địa phương; thông qua Quyết định số 230/QĐ-SVHTT ngày 03.6.2024 của Sở VH&TT về việc giao quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Theo đó, Quy chế áp dụng đối với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị; UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy di tích trên địa bàn tỉnh. Mọi hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích phải được thực hiện theo Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật hiện hành.

Hiện nay, tổng số di tích đã được xếp hạng trên toàn tỉnh Bình Định là 149 di tích. Trong đó, số di tích phân cấp cho Sở VH&TT quản lý là 22 di tích (02 di tích quốc gia đặc biệt, 18 di tích quốc gia và 02 di tích cấp tỉnh); số di tích phân cấp cho UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý gồm 127 di tích (16 di tích quốc gia và 111 di tích cấp tỉnh).

Tại Hội nghị, lãnh đạo Sở VH&TT cùng lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã ký biên bản bàn giao các di tích phân cấp địa phương quản lý, từ đó tiến hành phố biến và đưa Quy chế vào hoạt động.

PHI NGUYỄN

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chống hoạt động IUU bao giờ kết thúc?

Sau bảy năm bị áp thẻ vàng (2017 – 2024) và qua bốn đợt thanh tra của EC, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thay đổi và đã có sự chuyển biến tích cực: ban hành Luật Thủy sản và các văn bản…