Thơ dự thi của Phạm Thanh Phương
Chúng ta như những toa tàu
Kéo lê ngày tháng
Tới điểm cuối cùng mà chưa được sống
Đúng nghĩa: Một con người
Biết cho đi những gì quý giá nhất của mình…
Chúng ta như những toa tàu
Kéo lê ngày tháng
Tới điểm cuối cùng mà chưa được sống
Đúng nghĩa: Một con người
Biết cho đi những gì quý giá nhất của mình…
Nhiều đêm ròng, tôi thao thức
Ai thêu dệt vẻ đẹp của đời sống?
Ánh trăng trải thảm vàng trên cánh đồng lúa
Hay đồng lúa đã dâng hiến tình yêu cho ánh trăng trú xứ?
Sóng cúi đầu, biển dâng một tuần hương
Đảo chắp tay trước Quốc Công Tiết Chế
Ngọn bút sắc khảm vào đáy biển
đợi hịch truyền Tổ quốc lại bay lên.
Nhiều khi núi đứng lặng thinh
Một chiếc lá rớt – giật mình – nhớ quê
Rưng rưng lỗi hẹn cuộc về
Thương từng vạt cỏ, bờ đê sông gầy.
Có bàn chân trần kể chuyện trăm năm
Ngọn đèn dầu soi vào trầm tích
Gương mặt người hồng lên màu đất
Tạc vào bóng đêm
Chênh chao lưng trời
tiếng sáo rưng rưng,
khúc hát ru trên dòng sông La Tinh
nghe như vị ngọt của mùa hè đương chín.
Mối tình đầu của tôi
Liếc nhau qua mắt lưới
Quyện chặt đời tôi với dòng nước bạc
trên những triền đê cháy dở chân nhang
người còn luyến lưu tìm ở thế gian lời thì thầm vọng tưởng
sóng bạc đầu mỗi ngày người một ngày bạc tóc
Bom phát quang lộ nắng cháy chiến trường
Con mắt đỏ khao khát ngày thắng lợi
Bữa ở Tam Quan nhìn trăng em hỏi
Giấc mơ nào… mà anh gọi tên em?
Anh đưa em về Bình Định
Và sẽ kể em nghe âm sắc Nhạc võ Tây Sơn
Khởi nghĩa nông dân
Tiến quân thần tốc
Thóc, vì sao chọn vàng
– tôi làm nên no ấm
cỏ, vì sao chọn xanh
– không đành nhìn đất bạc
Ngả vào vồng ngực Trường Sa
Bao nhiêu cuồn cuộn trong da thịt này
Ôm con đâu sóng mà say
Dập dồn run cả vòng tay quê mình.
Lặng nghe những dòng thơ tự do. Cháy những mùa bút lửa
Cô gái mang tuổi hai mươi và hát
Thắp lên Quy Nhơn đêm lấp lánh sóng trăng…
Về Hoài Nhơn nghe nồng nàn hương cói
Hoài niệm về những bàn tay.
Hàng trăm năm
Giấc nồng say
Cói vẫn chung tình phận người dệt cói.
Những đứa trẻ ngồi trước cửa nhà tôi
Vừa ăn vặt vừa kể về ước mơ khi lớn
Trong mắt chúng cái gì cũng tuyệt
Chúng ta như những toa tàu
Kéo lê ngày tháng
Tới điểm cuối cùng mà chưa được sống
Đúng nghĩa: Một con người
Biết cho đi những gì quý giá nhất của mình…
Nhiều đêm ròng, tôi thao thức
Ai thêu dệt vẻ đẹp của đời sống?
Ánh trăng trải thảm vàng trên cánh đồng lúa
Hay đồng lúa đã dâng hiến tình yêu cho ánh trăng trú xứ?
Sóng cúi đầu, biển dâng một tuần hương
Đảo chắp tay trước Quốc Công Tiết Chế
Ngọn bút sắc khảm vào đáy biển
đợi hịch truyền Tổ quốc lại bay lên.
Nhiều khi núi đứng lặng thinh
Một chiếc lá rớt – giật mình – nhớ quê
Rưng rưng lỗi hẹn cuộc về
Thương từng vạt cỏ, bờ đê sông gầy.
Có bàn chân trần kể chuyện trăm năm
Ngọn đèn dầu soi vào trầm tích
Gương mặt người hồng lên màu đất
Tạc vào bóng đêm
Chênh chao lưng trời
tiếng sáo rưng rưng,
khúc hát ru trên dòng sông La Tinh
nghe như vị ngọt của mùa hè đương chín.
Mối tình đầu của tôi
Liếc nhau qua mắt lưới
Quyện chặt đời tôi với dòng nước bạc
trên những triền đê cháy dở chân nhang
người còn luyến lưu tìm ở thế gian lời thì thầm vọng tưởng
sóng bạc đầu mỗi ngày người một ngày bạc tóc
Bom phát quang lộ nắng cháy chiến trường
Con mắt đỏ khao khát ngày thắng lợi
Bữa ở Tam Quan nhìn trăng em hỏi
Giấc mơ nào… mà anh gọi tên em?
Anh đưa em về Bình Định
Và sẽ kể em nghe âm sắc Nhạc võ Tây Sơn
Khởi nghĩa nông dân
Tiến quân thần tốc
Thóc, vì sao chọn vàng
– tôi làm nên no ấm
cỏ, vì sao chọn xanh
– không đành nhìn đất bạc
Ngả vào vồng ngực Trường Sa
Bao nhiêu cuồn cuộn trong da thịt này
Ôm con đâu sóng mà say
Dập dồn run cả vòng tay quê mình.
Lặng nghe những dòng thơ tự do. Cháy những mùa bút lửa
Cô gái mang tuổi hai mươi và hát
Thắp lên Quy Nhơn đêm lấp lánh sóng trăng…
Về Hoài Nhơn nghe nồng nàn hương cói
Hoài niệm về những bàn tay.
Hàng trăm năm
Giấc nồng say
Cói vẫn chung tình phận người dệt cói.
Những đứa trẻ ngồi trước cửa nhà tôi
Vừa ăn vặt vừa kể về ước mơ khi lớn
Trong mắt chúng cái gì cũng tuyệt
TẠP CHÍ VĂN NGHỆ BÌNH ĐỊNH ĐIỆN TỬ
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BÌNH ĐỊNH
Tổng biên tập: Trần Quang Khanh
Giấy phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử số 17/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 13.01.2023
Tòa soạn: 103 Phan Bội Châu, thành phố Quy Nhơn – Bình Định
Điện thoại:02563.822167 – 02563.822187
Email: vannghebinhdinhdientu@gmail.com
Bản quyền thuộc về tạp chí Văn nghệ Bình Định