Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(VNBĐ – Đời sống văn nghệ). Ngày 09.4, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định số 956/QĐ-BVHTTDL công bố “Nghề thủ công truyền thống – Nghề chằm nón ngựa Phú Gia xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề chằm nón ngựa Phú Gia đã có hơn 300 năm. Nón ngựa biểu tượng cho sự mạnh mẽ, quyền uy, gắn với đội quân Tây Sơn thần tốc một thời. Gọi là nón ngựa bởi chiếc nón có được sự dẻo dai, bền bỉ, thích hợp dùng đội khi cưỡi ngựa.

Theo các nghệ nhân ở Phú Gia, nón ngựa được làm thủ công với hàng chục công đoạn như: làm mê, dấn sườn, lợp lá, chằm chỉ, thêu hoa văn, làm chóp nón… Đây là sản phẩm mỹ nghệ thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của các nghệ nhân địa phương và đã được công nhận là sản phẩm OCOP truyền thống của Cát Tường (Phù Cát). Trải qua những thăng trầm của lịch sử, vượt lên chức năng che nắng, che mưa, nón ngựa Phú Gia đã trở thành đồ trang sức, vật phẩm kỷ niệm cho nhiều du khách khi ghé thăm Bình Định.

Nghệ nhân Đỗ Văn Lan, một nghệ nhân kỳ cựu của làng nghề chằm nón ngựa Phú Gia giới thiệu bộ sưu tập nón ngựa của gia đình. Ảnh: P.N

Theo Quyết định trên, Bộ VH-TT&DL cũng đề nghị Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể trong chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa đối với di sản tại địa phương.

PHI NGUYỄN

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Thơ ngày tháng cũ” của Trần Xuân Toàn

Trần Xuân Toàn không chuyên chú với thơ. Nhưng chính sự am tường, đồng cảm là ngọn nguồn cảm xúc của anh với thơ, dù rời rạc nhưng nó bắt kịp sự đồng điệu giữa tâm hồn…