Khai mạc Hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(VNBĐ – Thời sự). Sáng 27.8, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển: thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm” ở khu vực phía Nam.

Tham dự tập huấn có 365 học viên là chuyên viên và lãnh đạo Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy phụ trách văn hóa, văn nghệ; Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch; các hội văn học nghệ thuật các địa phương khu vực phía Nam; đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, lý luận phê bình văn học, nghệ thuật; phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí; giảng viên các học viện, trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành văn học, nghệ thuật.

Đại biểu dự khai mạc Hội nghị tập huấn lý luận phê bình, văn học nghệ thuật. Ảnh: P.V

Phát biểu khai mạc, PGS-TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhấn mạnh: “Sau tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, ngày 21.6.2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 84-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW. Sự ra đời của Kết luận này vừa thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ vừa phản ánh sự sôi động, phong phú, mới mẻ nhưng cũng những phức tạp nhất định, nhất là sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường, của quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng, quá trình chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI)…

PGS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: P.V
Đồng chí Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và phát biểu chào mừng hội nghị. Ảnh: P.V

Thời kỳ mới yêu cầu các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ, giáo dục – đào tạo, báo chí, xuất bản cần tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách có hệ thống, có chiều sâu để nâng cao hơn nữa hiệu quả tham mưu, tư vấn giúp Đảng, Nhà nước các cấp nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, nhằm phát triển mạnh mẽ, vững chắc nền văn học, nghệ thuật nước nhà những năm tiếp theo.

Với những thách thức và yêu cầu đặt ra, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã lựa chọn chủ đề cho Hội nghị tập huấn năm nay là: “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm”.

Hội nghị tập huấn lý luận phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024. Ảnh: P.V

Trong thời gian 03 ngày từ 27-29.8.2024, với sự hướng dẫn của các báo cáo viên là lãnh đạo, ủy viên Hội đồng, các học viên sẽ nghiên cứu và thảo luận các chuyên đề: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X và Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Văn học, nghệ thuật sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển: Thành tựu, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển; Văn học, nghệ thuật với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; Văn học, nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài với sứ mệnh hàn gắn, kết nối và quảng bá các giá trị văn hóa, văn nghệ Việt Nam; Vai trò của Kiến trúc tại Việt Nam với sự phát triển bền vững đất nước – Xu hướng đổi mới và hội nhập hiện nay. Ban tổ chức sẽ dành thời gian 01 buổi để học viên tham quan Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt.

Hội nghị sẽ bế mạc vào sáng 29.8.

P.V

Từ khóa liên quan:

Chia sẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phát huy bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học. Do đó, bảo tồn và phát huy giá trị bảo vật quốc gia là góp phần gìn giữ di sản…